Chống thấm tầng hầm tại Đà Nẵng
Khi thi công các công trình ngầm, các tầng hầm…thì công đoạn xử lý chống thấm rất quan trọng vì công đoạn này góp phần không nhỏ quyết định tới tuổi thọ kết cấu, tính bền vững của công trình. Do đặc thù của các hạng mục này là nằm ngầm dưới đất, nơi chịu tác động của các mạch nước ngầm hoặc hệ thống cấp thoát nước của các công trình xây dựng xung quanh. Vậy giải pháp chống thấm tối ưu cùng những lựa chọn vật liệu phù hợp có thể xử lý chống thấm hiệu quả là hai yếu tố mà chủ đầu tư cũng như bên thi công phải cân nhắc kỹ.
Chúng tôi đưa ra một số giải phải xử lý chống thấm rất hiệu quả và phù hợp với hạng mục chống thấm các tầng hầm, các công trình ngầm:
1 ) Vật liệu thi công:
a) Phụ gia chống thấm Curidan (của Tây Ban Nha)
b) Màng chống thấm nhiệt dạng khò: Glasdan Danosa (Tây Ban Nha), Copernit (Italia), Elastophene Flam (Pháp), Masterpren (MBT)….là màng chống thấm được cấu tạo bởi hợp chất dẻo nhiệt, thành phần bitum cải tiến, gia cố với hệ thống sợi gia cường Polyester có tính đàn hồi rất cao và chịu được trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.
c) Màng chống thấm dạng nguội tự dính: Boscoseal 16 (Italia), Self – Danmuros (Tây Ban Nha), Self – Ashesive (Australia) … là màng chống thấm ứng dụng lạnh gốc nhựa đường kết hợp với màng polyethylene gia cường chéo mật độ cao và lớp hợp chất bitum – cao su SBS tự dính. Mặt dưới của tấm màng, phần kết dính chặt xuống bề mặt nền ứng dụng được bảo vệ bằng tấm màng silicone tiêu chuẩn có thể gỡ ra được.
d) Hỗn hợp hồ phủ chống thấm 2 thành phần: Stonflex (Stonhard Anh) hoặc Spectite CW100. Sản phẩm mang gốc ximăng và polyme có các ưu điểm như bề mặt áp dụng sản phẩm này có thể dùng để ốp lát được, bảo vệ bê tông khỏi cacbonat và các chất ô nhiễm, có khả năng bám dính vào bề mặt ướt, thích hợp khi thi công trong khu vực chật chội, thiếu không khí và khó thao tác.
2 ) Phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả
Trước hết cần kiểm tra xem xét kỹ khu vực cần chống thấm nếu có hiện tượng rò rỉ, ngấm nước từ bên ngoài vào tại một số vị trí thì phải xử lý chống thấm ngược những vị trí đó bằng vật liệu đông cứng tức thời hoặc keo liệu trám bít sau đó mới có thể tiến hành xử lý toàn bộ bề mặt bằng các vật liệu chống thấm chuyên dụng khác.
Chống thấm cho tầng hầm không phải là vấn đề đơn giản. Cơ bản vì cần đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật để đảm bảo tính phù hợp, chất lượng. Bạn có thể tham khảo một số những phương pháp chống thấm tầng hầm được áp dụng phổ biến dưới đây.
Giải pháp 1: Chống thấm cho cho tầng hầm đã có bề mặt thi công trước
Giải pháp này áp dụng cho những tầng hầm đã được thi công xong, được chuẩn bị sẵn sàng. Cụ thể áp dụng như sau:
- Loại bỏ sạch các tạp chất trên bề mặt của tầng hầm.
- Tiến hành làm bằng phẳng bề mặt tầng hầm. Loại bỏ các vết lồi, lõm.
- Đảm bảo bề mặt chống thấm phải sạch sẽ, bằng phẳng.
- Với những vết nứt tầng hầm sẽ được sửa chữa lại. Thực hiện trám bằng vữa sửa chữa có phụ gia.
Giải pháp 2: Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng
Giải pháp thứ 2 có thể áp dụng chính là xử lý bằng màng khó nóng. Cụ thể phương pháp này sẽ được áp dụng như sau:
Quét lớp tạo dính:
- Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt của tầng hầm. Lớp tạo dính sẽ được dàn mỏng và đều trên bề mặt của tầng hầm. Yêu cầu phải thi công kín bề mặt và đảm bảo đều lớp tạo dính.
- Sau thi công đảm bảo cho lớp tạo dính khô, chuẩn bị tiến hành dán màng để chống thấm.
Lựa chọn màng chống thấm Bitum:
- Kiểm tra kỹ toàn bộ lớp màng. Bề mặt dán hoặc khò sẽ phải úp xuống phía dưới.
- Tiến hành đặt các cuộn vào vị trí cần được chống thấm ở tầng hầm. Trải màng chống thấm ra để dán.
- Sử dụng đèn khò nóng để dán lên bề mặt màng chống thấm của tầng hầm
- Cuốn ngược lại màng chống thấm nhưng tránh thay đổi vị trí và hướng chống thấm.
- Tiến hành làm nóng bề mặt với đèn khò dùng gas. Mục đích là làm tan chảy bề mặt của lớp tạo dính đã được quét lên bề mặt tầng hầm
- Sử dụng ngọn lửa và lướt qua lại để lớp màng chống thấm dính vào bề mặt chặt lại từ lớp tạo dính.
- Dùng lực cơ học ép và miết phần màng chống thấm chặt vào bề mặt của tầng hầm.
Đối với phương pháp này cần chú ý tới vị trí chồng mép, những vị trí phải gia cố. Trường hợp chỗ màng dán bị phồng, cần đâm thủng và dùng màng chống thấm khác đè lên. Ngoài ra chú ý làm thêm lớp màng bảo vệ để tránh rách, hỏng.
Giải pháp 3: Sử dụng màng chống thấm tự dính
Đối với tầng hầm cũng có thể sử dụng thêm màng chống thấm tự dính. Màng chống thấm này có thể được áp dụng như sau:
Trải màng chống thấm sau đó bóc lớp nilon trên bề mặt. Dùng màng đã bóc dán lên toàn bộ bề mặt của tầng hầm. Biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp sẽ dao động từ 70 – 100mm. Lý do là bởi màng chống thấm này không cần tác động từ nhiệt. Trát thêm 1 lớp bê tông dày từ 3 – 4 cm lên bề mặt lớp màng chống thấm sau khi đã dán xong. Mục đích nhằm bảo vệ cho bề mặt chống thấm, kéo dài độ bền, tuổi thọ của công trình.
Giải pháp 4: Sử dụng sơn hoặc các sản phẩm dạng quét
Sơn hay các sản phẩm chống thấm dạng quét cũng chính là một trong những giải pháp tối ưu. Cụ thể:
Tiến hành bo góc chân tầng hầm và bão hòa nước.
- Mục đích: Tránh bê tông bị háo nước khiến vật liệu chống thấm không ngấm được sâu vào bề mặt của tầng hầm để tạo liên kết.
- Tiến hành bo góc chân tầng hầm bằng Sika latex/ Sikalatex TH + xi măng cát vàng.
- Quét thêm lớp mỏng chống thấm, dán lưới thủy tinh và bo góc với bề mặt rộng từ 10 – 15cm.
Lựa chọn vật liệu chống thấm dạng quét
- Tùy theo đặc trưng và nhu cầu có thể chọn các sản phẩm dạng quét khác nhau. Phổ biến nhất chính là sơn chống thấm.
- Khi thi công các lớp chống thấm sẽ cần đảm bảo vuông góc theo chiều từ trên xuống dưới.
- Độ dày của lớp chống dính trung bình mỗi lớp sẽ là 1mm. Mỗi lớp sẽ kéo dài từ 1 – 2 kg. Liều lượng sử dụng tùy theo từng tầng hầm có thể dao động từ 2 – 6kg.
- Nếu nhiều người thi công cùng lúc, nên trộn tổng vật liệu sau đó chia thành nhiều thùng nhỏ.
Chú ý cần có sự bảo dưỡng cho bề mặt của lớp chống thấm để tạo liên kết. Trong quá trình thi công nên chú ý trộn vừa phải, tránh quá nhiều vì có thể không thi công kịp sẽ bị khô lại.
Giải pháp 5: Sử dụng hóa chất chống thấm
Sử dụng hóa chất chính là phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả tiếp theo. Với giải pháp này bạn có thể thực hiện như sau:
- Tiến hành làm ẩm bề mặt trước khi thi công.
- Tiến hành quét hóa chất lên bề mặt đã được xử lý sơ qua.
- Mỗi lớp hóa chất quét cách nhau từ 2 – 4 tiếng đồng hồ. Thực hiện thao tác quét lớp thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất
Bạn có thể tham khảo các phương pháp chống thấm tầng hầm thông thường trên đây. Tuy nhiên còn cần quan tâm thêm đến giải pháp chống thấm ngược dưới đây để đảm bảo độ hiệu quả.
Giải pháp 6: Phương pháp chống thấm ngược cho tầng hầm
Phương pháp thi công chống thấm ngược sẽ được thực hiện khi:
- Khe tiếp giáp giữa 2 nhà không được xử lý thi công chống thấm.
- Có các bể ngầm chứa nước khi đưa vào sử dụng có nguy cơ thấm qua thành bể xuống tầng hầm.
- Chống thấm cho tầng hầm và hố của thang máy.
Cách thực hiện
- Sử dụng các dụng cụ để xử lý và làm sạch bề mặt.
- Tạo độ ẩm cho bề mặt tầng hầm trước khi thi công.
- Sử dụng các loại vật liệu thích hợp như màng khò nóng, màng khò dán sẵn, vật liệu dạng quét, dạng phun…
- Nghiệm thu công trình, test khả năng chống thấm trước khi bàn giao.
- Chống thấm sàn tầng hầm tại Đà Nẵng (2023-02-27)
- Chống thấm sàn mái tại Đà Nẵng (2023-02-27)
- Chống thấm dột mái tôn tại Đà Nẵng (2023-02-27)
- Chống thấm tường nhà tại Đà Nẵng (2023-02-27)
- Chống thấm sân thượng tại Đà Nẵng (2023-02-27)
- Chống thấm nhà vệ sinh tại Đà Nẵng (2023-02-27)
- Chống thấm ngược tường nhà tại Đà Nẵng (2023-02-27)
- Chống thấm bể bơi tại Đà Nẵng (2023-02-27)
- Chống thấm nhà xây mới trọn gói tại Đà Nẵng (2023-02-27)
- Chống thấm hố thang máy tại Đà Nẵng (2023-02-27)